Tất tần tật những điều cần biết trước khi lắp đặt nhà thông minh

banner

Tất tần tật những điều cần biết trước khi lắp đặt nhà thông minh

25/01/2021

Nhà thông minh lắp đặt theo xu hướng hiện đại và tự động hóa đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Dựa vào những kiến thức được chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn cũng có thể mang đến môi trường sống thông minh và hiện đại hơn cho gia đình của mình. 

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh (Smarthome) khác với nhà ở bình thưởng, nó được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến, có khả năng tự động vận hành tùy theo ngữ cảnh. Tất cả thiết bị trong nhà thông minh được kết nối với nhau qua trung tâm điều khiển, gia chủ có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý thông qua kết nối Internet và ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng. 

Điều tiện lợi ở đây là bạn có thể điều khiển nhà thông minh vào bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu trên thế giới. Chỉ cần có kết nối wifi và một thiết bị có cài đặt ứng dụng điều khiển, dù đang đi công tác hay du lịch, bạn vẫn có thể dễ dàng kiểm soát được ngôi nhà của mình. 

Tuy nhiên, nền tảng để mọi thiết bị hoạt động hiệu quả là nhà thông minh phải được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn. Dựa theo diện tích, kiến trúc và nhu cầu sử dụng, bạn có thể nhờ đến các kỹ thuật viên hoặc chuyên gia trong ngành. Họ sẽ giúp bạn chọn được thiết bị cần thiết và bố trí ở khu vực phù hợp, từ đó mang đến trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng. 

Nhà thông minh được điều khiển thông qua máy tính, điện thoại hoặc bằng giọng nói

 

Các phương thức điều khiển trong nhà thông minh lắp đặt

Hiện nay, để giúp gia chủ điều khiển được tất cả thiết bị trong nhà thông minh, phần lớn các đơn vị lắp đặt sẽ sử dụng các giao thức: IR/RF, Wifi, Bluetooth và Zigbee. Mỗi loại giao thức kết nối đều có những ưu nhược điểm riêng: 

RF : Tín hiệu được gửi chuyển đi trong tần số radio 433Mhz vì vậy độ tin cậy an ninh mạng của nó cũng kém. Tín hiệu chỉ gửi đi theo một chiều, không có phản hồi lại nên người dùng không thể xem trạng thái của thiết bị. Vì RF chỉ có một điểm tần số để sử dụng dễ dẫn đến việc sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc nhiễu đồng kênh.

Wifi: Chỉ bằng kết nối Internet, bạn có thể điều khiển được tất cả thiết bị thông minh trong nhà. Tuy nhiên, giao thức kết nối này không được đánh giá là một lựa chọn phù hợp trong hệ thống Smarthome. Nguyên nhân là vì một vài nhược điểm của chúng: Năng lượng tiêu thụ cao, cần đầu tư router cân bằng tải có khả năng chịu tải lớn, không thể điều khiển thiết bị trên APP khi mất Internet.

Bluetooth: Kết nối Bluetooth chỉ được sử dụng để kết nối các thiết bị đặt gần nhau trong hệ thống Smarthome. Nguyên nhân là vì Bluetooth có phạm vi kết nối kém, khả năng quản lý cũng không tốt.

Zigbee: Zigbee là tiêu chuẩn mạng không dây được phát triển dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 của Institute of Electrical and Electronics Engineers (Viện Kỹ sư Điện và Điện tử Hoa Kỳ). Giao thức kết nối này có tần số ngắn, thường được sử dụng cho các thiết bị điện tử chuyên dụng cho nhà thông minh. Nó không tiêu hao quá nhiều năng lượng khi kết nối, đáp ứng được hầu hết mọi yêu cầu về kết nối trong hệ thống nhà thông minh.

Kết nối không dây giúp kiểm soát tất cả thiết bị trong nhà thông minh

 

Chọn giải pháp nhà thông minh lắp đặt ở đâu uy tín?

Bạn muốn ngôi nhà của mình trở nên hiện đại và thông minh hơn nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp lắp đặt phù hợp? Đừng lo lắng, Orvibo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành công nghiệp Smarthome, Orvibo đã phục vụ và làm hài lòng khách hàng cả trong và ngoài nước. Đến với Orvibo, bạn sẽ được tư vấn giải pháp lắp đặt nhà thông minh theo tiêu chuẩn với chi phí phù hợp.

Với nhà ở thông thường, để bật/tắt các thiết bị điện tử, bạn phải lắp đặt hàng chục công tắc và ổ cắm điện ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, với nhà thông minh do Orvibo cung cấp, tất cả sẽ vận hành thông qua màn hình cảm ứng của trung tâm điều khiển. 

Giải pháp nhà thông minh lắp đặt bởi Orvibo giúp cuộc sống của gia đình bạn trở nên “Smart” hơn:

Một lần chạm để điều khiển tất cả

Các thiết bị điện tử trong nhà thông minh sẽ được kết nối với nhau và tự động vận hành theo từng ngữ cảnh. Chỉ cần chạm vào một nút bấm trên màn hình cảm ứng, tất cả sẽ hoạt động theo đúng mong muốn của bạn. 

Ví dụ, khi có khách ghé thăm nhà, chỉ cần nhấn chọn chế độ “Tiếp khách”, hệ thống đèn chiếu sáng sẽ tăng công suất, rèm cửa tự động mở, tắt hoặc giảm âm lượng của tivi, loa nghe nhạc… Ngược lại, khi chạm vào chế độ “Đi ngủ” hoặc “Vắng nhà”, đèn phòng khách sẽ được tắt, đóng rèm cửa, đồng thời kích hoạt hệ thống an ninh và khóa cửa, phát ra cảnh báo trong trường hợp có xâm nhập bất thường. 

Chỉ một lần chạm nhẹ để điều khiển tất cả

 

Điều khiển từ xa tiện lợi

Bạn đã có một ngày làm việc mệt mỏi hoặc vừa trải qua một chuyến du lịch dài và muốn mọi thứ thật sẵn sàng khi về đến nhà? Rất đơn giản, chỉ cần chạm vào ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng, hệ thống điều hòa, máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm trong nhà sẽ được kích hoạt, bình nóng lạnh trong nhà tắm cũng được bật. 

Đặc biệt, ứng dụng của Orvibo cung cấp tương với các thiết bị iOS lẫn Android. Đồng nghĩa rằng, dù bạn sử dụng điện thoại hay máy tính bảng nào, việc thao tác trên ứng dụng cũng rất dễ dàng.

Điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói

Bạn cho rằng nhà thông minh chỉ có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng? Giải pháp nhà thông minh của Orvibo còn “thông minh” hơn những gì bạn nghĩ. 

Tính năng Voice Control được tích hợp trong các thiết bị thông minh, nó cho phép bạn có thể điều khiển ngôi nhà của mình bằng chính giọng nói. Điều này rất tiện lợi khi bạn không cần đến điện thoại, không cần di chuyển vẫn có thể điều khiển mọi thứ theo ý mình. 

Từ những thông tin trong bài viết trên, mong rằng bạn đã hiểu được nhà thông minh lắp đặt theo tiêu chuẩn sẽ giúp chất lượng cuộc sống của gia đình bạn trở nên tốt hơn. Liên hệ với Orvibo ngay hôm nay nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về giải pháp nhà thông minh nhé.

 

Thong ke